BỆNH VAN TIM Ở NGƯỜI CAO TUỔI – CHỚ CHỦ QUAN VÀ BỎ SÓT BỆNH

🌈 Hẹp van động mạch chủ là một tình trạng bệnh lý thuộc nhóm bệnh van tim có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
🚑 Cách vào viện 4-5 ngày, bệnh nhân 94 tuổi, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng xuất hiện mệt, choáng váng, khó thở, được gia đình đưa vào cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng. Qua thăm khám, kết quả siêu âm tim phát hiện người bệnh hẹp khít van động mạch chủ, suy tim nguy hiểm.
👉 Tiên lượng tình trạng nặng, người bệnh có thể gặp nguy cơ đột tử, ngừng tuần hoàn, tử vong bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đánh giá trên người bệnh cao tuổi, thể trạng gầy yếu (39kg), nhiều bệnh lý nền, các bác sĩ Khoa Tim mạch cân nhắc và lựa chọn phương án điều trị nội khoa tối ưu, điều trị suy tim tích cực. Sau thời gian điều trị, người bệnh đã hết khó thở, lâm sàng tiến triển tốt, tình trạng suy tim của được cải thiện.
🩺 Theo ThS.BSNT. Vũ Học Huấn – Trưởng Khoa Tim mạch: Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van không thể mở ra hoàn toàn. Tình trạng này sẽ làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu từ tim (thất trái) đi nuôi cơ thể. Ban đầu, tim sẽ làm việc nhiều hơn để có thể bù đắp lại lượng máu thiếu hụt, đưa đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, tim sẽ bị quá sức, dẫn đến phì đại cơ tim thất trái, suy tim, thậm chí tăng nguy cơ đột tử. Giống với các bệnh hẹp van tim khác, hẹp van động mạch chủ cũng được chia thành 3 mức độ: hẹp nhẹ, vừa và khít. Mức độ hẹp van tim càng tăng, rủi ro càng lớn.
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, rất nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa, nhất là hệ tim mạch. Bởi vậy, người bệnh, nhất là người cao tuổi cần chủ động theo dõi và khám sức khỏe định kỳ, tránh chủ quan, bỏ sót bệnh để kịp thời phát hiện sớm các bệnh lý, cũng như điều chỉnh các yếu tố nguy cơ.
Leave a reply