Hóa giải nỗi lo bệnh sốt virus ở trẻ cùng khoa Nhi bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng
HÓA GIẢI NỖI LO BỆNH SỐT VIRUS Ở TRẺ CÙNG KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG.
Sốt virus ở trẻ em là bệnh thường gặp vào thời gian giao mùa và ở những trẻ có sức đề kháng yếu. Do đó bố mẹ nên tìm hiểu cách điều trị sốt virus ở trẻ em và việc phòng chống sốt virus ở trẻ em kịp thời rất quan trọng để phòng những biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi.
-
Dấu hệu nhận biết sốt virus ở trẻ
+ Sốt cao: Triệu chứng của sốt virus phổ biến nhất ở trẻ em là sốt cao, thân nhiệt cơ thể của trẻ trên 38,5 độ C hoặc có lúc tăng cao đến 40 – 41 độ C.
+ Đau đầu: Sốt virus sẽ khiến trẻ bị đau đầu, mệt mỏi, choáng váng đầu óc. Ngoài ra, triệu chứng của sốt virus ở trẻ em cũng có thể là bị đau nhức toàn cơ thể.
Hình ảnh minh họa.
+ Viêm đường hô hấp: Viêm họng, ho, hắt hơi liên tục, sổ mũi… cũng là những triệu chứng của sốt virus ở trẻ em.
+ Nôn: Đây cũng là một trong những triệu chứng của trẻ sốt virus. Hiện tượng nôn có thể xảy ra sau khi trẻ ăn hoặc trẻ cũng thể bị nôn khan.
+ Khát nước: Trẻ sẽ có cảm giác cổ họng khô, thèm uống nước, miệng đắng và chán ăn khi bị sốt virus.
+ Phát ban: Đây cũng là một trong những triệu chứng của sốt virus mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Thông thường sau khi sốt từ 2 – 3 ngày, da của trẻ có thể bị nổi những nốt ban nhỏ li ti.
+ Viêm hạch: Khi bị sốt virus, đầu và cổ của trẻ có thể xuất hiện hạch do tình trạng bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
+ Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng sốt virus ở trẻ còn là rối loạn tiêu hóa với biểu hiện như tiêu chảy, phân lỏng, nhiều chất nhầy…
-
Những biến chứng sốt virus ở trẻ em
Nếu bị sốt virus thông thường sẽ tự khỏi trong khoảng thời gian từ 4 -7 ngày, nhưng một số trường hợp cha mẹ không phát hiện sớm do ủ bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng như:
+ Viêm tiểu phế quản: trẻ dưới 1 tuổi rất hay bị biến chứng này.
+ Viêm phổi: Biến chứng này có thể bùng phát thành dịch và rất nguy hiểm.
+ Viêm cơ tim: Dấu hiệu nhận biết là sau khi trẻ hạ sốt nhưng người vẫn mệt, lừ đừ, không đùa nghịch thì cần đưa tới trạm y tế gần nhất ngay.
+ Viêm phế quản
+ Viêm thanh quản khiến trẻ khó thở, sưng họng.
+ Di chứng ở não, đây là biến chứng nặng nề nhất. Thường trẻ sẽ co giật, hôn mê và gây ra biến chứng về não.
-
Xử trí khi trẻ bị sốt virus
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Điệp – Trưởng khoa Nhi Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng: Về cơ bản, khi bị sốt virus ba mẹ chỉ cần làm giảm các triệu chứng con đang mắc phải bằng cách:
+ Hạ sốt: Khi bé bị sốt virus, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhiệt độ của trẻ để tránh trường hợp bé bị sốt cao, co giật gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C ba mẹ có thể cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, (đúng liều lượng theo cân nặng, uống đúng thời gian). Bên cạnh đó, có thể chườm nước ấm cho bé để hạ nhiệt độ cơ thể (khăn chườm ấm cho bé mát hơn so với nhiệt độ cơ thể bé 3-4 độ.)
+ Bù nước và điện giải: Sốt cao có thể khiến trẻ mất nước và mất cân bằng điện giải vì thế cần đảm bảo trẻ uống đủ nước. Với bé đang bú mẹ, hãy tăng tần suất cho bé bú càng nhiều càng tốt. Với các bé lớn hơn, cho bé uống Oresol để bù nước và điện giải, uống từng ít một và uống làm nhiều lần (oresol phải pha theo đúng hướng dẫn ghi trên sản phẩm)
+ Cho trẻ ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu: Khi bị sốt virus mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để bé có thể ăn được nhiều hơn. Đồng thời nên bổ sung vào chế độ ăn của bé các loại rau, củ, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng.
+ Được nghỉ ngơi đầy đủ: Ăn ngủ hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Mẹ nên cho con nghỉ học đến khi cơ thể hoàn toàn khỏe lại và cũng là để tránh không lây bệnh sang cho các bé khác.
+ Vệ sinh sạch sẽ: Nhiều phụ huynh cho rằng khi con bị sốt virus thì không nên tắm nhưng quan điểm này cần phải thay đổi. Tắm rửa hoặc lau người sạch sẽ cho bé trong phòng ấm, kín gió. Đồng thời mẹ nên nhỏ mũi, mắt cho bé bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
-
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu của trẻ như:
+ Sốt trên 38,5 độ, đã uống thuốc mà không hạ sốt
+ Sốt trên 2 ngày
+ Người lờ đờ, mệt mỏi, quấy khóc
+ Nôn ói, tiêu chảy nhiều lần
+ Người nổi vân tím, có hiện tượng co giật.
+Sốt cao không hạ, rét run, thở rên, có tiền sử co giật do sốt, sốt trên 5 ngày, hoặc kèm theo một số bệnh ..cần khám, xét nghiệm, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị tại bệnh viện.
Nếu trẻ có các dấu hiệu đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi đến trạm y tế uy tín để làm xét nghiệm máu và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, cần cách ly trẻ để phòng lây bệnh cho người khác. Do sốt virus lây qua đường hô hấp nên rất dễ thành dịch.
Hiện nay, Khoa Nhi bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng là 1 trong những cơ sở uy tín về tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… , là nơi gửi gắm sự tin tưởng của các bậc phụ huynh toàn thành phố.
Khoa Nhi tập hợp đội ngũ chuyên gia và bác sĩ hùng hậu không chỉ ở Hải Phòng mà còn đến từ bệnh viện nhi Trung ương trên Hà Nội. Trưởng khoa nhi – Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Điệp có hơn 30 năm kinh nghiệm về khoa Nhi cùng đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng chuyên nghiệp.
Hệ thống khám chữa bệnh tại Khoa Nhi được chia thành ba khu: Khu khám chữa bệnh- khám và điều trị các mặt bệnh phổ biến của trẻ ( Tầng M), Khu nội trú- cho các trường hợp bệnh nặng cần theo dõi ( Tầng 7) và Khu ngoại Nhi- Các hoạt động thủ thuật, tiểu phẫu và phẫu thuật nhi khoa (phòng khám ngoài viện tại tầng 1- khu nhà 2 tầng). Việc tách riêng các khu khám chữa bệnh tạo nên sự chuyên môn hóa cao, đảm bảo việc điều trị và chăm sóc toàn diện nhất cho bệnh nhân, đặc biệt là đối tượng trẻ em
Không chỉ đầu tư về chuyên môn, Khoa Nhi bệnh viện đa khoa quốc tế còn được trang bị hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, theo chuẩn quốc tế, đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh được nhanh chóng và hiệu quả nhất, mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho bệnh nhân cũng như gia đình người bệnh.
Leave a reply
Leave a reply