Làm thế nào để giữ gìn trí nhớ
Rèn luyện trí óc
Tập luyện trí óc sẽ làm trí nhớ minh mẫn. Cách rèn luyện trí óc đơn giản nhất là luôn học tập những kỹ năng mới bao gồm nhiều hoạt động như:
– Chơi nhạc cụ, chơi ô chữ, học ngoại ngữ hoặc các môn học yêu thích.
– Trồng cây, chạy xe đạp, vẽ tranh, cắm hoa…
– Làm tình nguyện viên trong các hoạt động công tác xã hội.
– Đọc sách báo, xem tivi để theo dõi tình hình trên thế giới và trong nước…
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục giúp máu lưu thông lên não tốt hơn và các cơ quan sẽ chậm lão hóa, đặc biệt là giác quan. Từ đó, chúng ta tiếp nhận các thông tin nhanh và nhớ lâu hơn. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp phòng ngừa stress và các bệnh lý gây giảm trí nhớ.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau cải. Đây là các loại thức ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào não. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng chất béo và tránh ăn khuya.
Không sử dụng chất kích thích
Một người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng và có nguy cơ cao bị giảm trí nhớ. Trong khi đó, người hút thuốc lá có nguy cơ bị Alzheimer và sa sút trí tuệ do bệnh lý mạch máu não gấp hai lần người không hút thuốc.
Hạn chế căng thẳng
Não sẽ phóng thích nhiều chất chống stress (ví dụ như cortisol) khi bạn căng thẳng. Nếu những chất này quá nhiều có thể gây tổn thương đến não. Stress kéo dài làm bạn lo âu và trầm cảm, đây là một bệnh lý thường gây giảm trí nhớ.
Khi quá căng thẳng, bạn hãy nghỉ vài phút, hít vào sâu và thư giãn. Nếu thấy tình trạng kéo dài, hãy đơn giản hóa cuộc sống, sắp xếp lại công việc đúng mức cho mỗi ngày, thậm chí phải cắt bỏ bớt công việc.
Bảo vệ đầu của bạn
Chấn thương đầu có thể gây tụ máu trong não hoặc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lý mất trí nhớ. Hãy bảo vệ đầu bạn khi chơi thể thao và đặc biệt phải đội nón bảo hiểm khi chạy xe máy.
Tìm gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị
Bác sĩ có thể giúp cho bạn hiểu tốt hơn về cơ chế của trí nhớ và gợi ý những giải pháp thích hợp bao gồm các lời khuyên đơn giản, huấn luyện thực hành trí nhớ.
Bên cạnh đó, bạn nên tầm soát các yếu tố bệnh lý có thể làm nặng thêm tình trạng giảm trí nhớ. Cụ thể như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu… cũng như các tật của tai và mắt ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin cho trí nhớ.
Leave a reply
Leave a reply