Cúm mùa bùng phát và nỗi lo “dịch chồng dịch”
Trong khi đại dịch COVID-19 “tung hoành” gây hoang mang cho toàn thế giới, thì có một “người lạ từng quen” khác đang âm thầm quay trở lại, đó là dịch cúm mùa.
1. Cúm mùa là gì?
Bệnh cúm mùa là bệnh hô hấp truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm trung bình có hơn 800.000 người mắc cúm, con số này thường gia tăng vào các thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông xuân.
Tại sao gọi nó là “người lạ từng quen”?
Cúm mùa không phải loại bệnh mới xuất hiện mà đã tồn tại từ nhiều thập kỷ trước. Nhưng đây lại là loại virus thường thay đổi tính chất kháng nguyên để trở nên “lạ” khiến chúng ta “ gặp gỡ” , tái phát bệnh nhiều lần.
2. Phân biệt triệu chứng với COVID-19?
Người bị cúm mùa có những triệu chứng tương đối giống COVID-19 nên rất nhiều người nhầm lẫn, hoang mang.
Bệnh cúm mùa thường biểu hiện với các triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính.Thông thường bệnh diễn tiến nhẹ và hồi phục sau 2-7 ngày , có thể kéo đến 14 ngày.
Trong khi đó COVID-19 biểu hiện với các triệu chứng sốt hoặc ớn lạnh, ho, hụt hơi hoặc khó thở, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, tổn thương phổi tiến triển nhanh, đau họng, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau người, đau đầu, có thể mất vị giác hoặc khứu giác, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện từ thể nhẹ đến nặng trong khoảng 14 ngày. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn tới viêm phổi, nhiễm trùng máu thậm chí là tử vong.
3. Những biến chứng nguy hiểm của cúm mùa
Tuy cúm mùa thường tiến triển lành tính và ở thể nhẹ nhưng trong một số trường hợp cúm có diễn tiến thành ác tính. Khi tình trạng bệnh tiến triển nặng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, suy hô hấp, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Đặc biệt, cúm mùa thường gặp và gây biến chứng nặng hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh; người già trên 65 tuổi; phụ nữ có thai; người lớn mắc các bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch (người bệnh đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).
Hơn nữa, virus cúm thường thay đổi hàng năm. Đôi khi, chủng chủ yếu (chủng phổ biến) trong mùa cúm sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn so với chính nó ở các năm trước. Điều này có thể ảnh hưởng đến số người nhiễm bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
4. Làm sao để phòng ngừa cúm mùa?
Cúm mùa nguy hiểm nhưng có thể phòng được. Và mỗi năm chúng ta đều có cơ hội làm điều đó trước khi cúm mùa ập đến. Biện pháp chủ động tốt nhất đó là xây dựng hàng rào bảo vệ bằng cách tiêm vắc xin. Có thể nói, vắc xin cúm chính là thành tựu khoa học đã được sử dụng trên 50 năm nay trên toàn cầu giúp giảm nguy cơ nhiễm cúm nghiêm trọng, đồng thời hạn chế hàng nghìn ca tử vong không đáng có do cúm. Ở Việt Nam, kết quả giám sát cúm cho thấy dịch cúm xuất hiện quanh năm, thường đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10. Do đó, tốt nhất nên tiêm vắc xin vào trước mùa cúm.
Là phòng tiêm chủng cho trẻ em và người lớn uy tín tại Hải Phòng, PhòngVaccine – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng luôn mong muốn mang chất lượng dịch vụ tốt nhất với giá cực kỳ ưu đãi, sự thoải mái và an tâm tuyệt đối đến người dân. Tại phòng Vaccine luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại vaccine, đặc biệt là vaccine phòng cúm mùa trong mùa cao điểm dịch bệnh. Các loại vắc xin phòng cúm mà PhòngVaccine – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng đang sử dụng đều được nhập khẩu từ các hãng sản xuất uy tín thế giới, được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Cục Y tế dự phòng. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc xin khi đến tiêm chủng.
Bạn đã tiêm vaccine phòng chống cúm mùa chưa?
Vì sức khoẻ của bản thân và gia đình, hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín tiêm vaccine để phòng ngừa cúm mùa đúng cách!
Leave a reply
Leave a reply