CẬN THỊ GIẢ – CÓ THẬT HAY KHÔNG?

 

Bệnh nhi 8 tuổi, quốc tịch Nhật đến khám với tình trạng mắt thi thoảng nhìn lên bảng không rõ chữ. Tại Trung tâm Mắt, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng, bệnh nhi được tiến hành kiểm tra thị lực ban đầu, kết quả mỗi mắt đạt 2/10 với độ cận thị 2.25 diop.

Với kinh nghiệm lâm sàng dày dặn, bác sĩ Trung tâm Mắt đã chỉ định nhỏ thuốc liệt điều tiết để kiểm tra chuyên sâu. Đúng như dự đoán, thị lực của bệnh nhi đã đạt 10/10 mỗi mắt mà không cần đeo bất kì loại kính nào; xác định rối loạn điều tiết và khô mắt.

Theo các bác sĩ, triệu chứng cận thị giả ban đầu được ghi nhận rất giống với tật cận thị như xảy ra tình trạng nhức mỏi, chảy nước mắt sống, khả năng nhìn xa kém, nhìn mọi thứ mờ dần và phải nheo mắt mới nhìn thấy. Đặc biệt là khi thử kính cận của người khác thấy mắt sáng hơn. Thời gian đầu, người mắc cận thị giả khi đeo kính sẽ nhìn rõ hơn nhưng sau 1-2 tuần sẽ thấy mỏi mắt, đau đầu và thị lực suy giảm. Nếu để tình trạng này kéo dài khiến bệnh tiến triển và có thể dẫn đến cận thị thật vì mắt phải điều tiết liên tục do đeo kính số độ không phù hợp với mắt.

Khám khúc xạ liệt điều tiết được coi là tiêu chuẩn vàng trong thăm khám và chẩn đoán các tật khúc xạ đặc biệt là trẻ nhỏ vì mắt trẻ có thể điều tiết rất nhiều gây sai số trong quá trình khám dẫn đến đeo kính oan hoặc đeo kính quá số. Ngay khi được chẩn đoán cận thị giả, bệnh nhân vẫn cần đi khám mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe mắt. Mỗi người hãy lựa chọn những địa chỉ khám và các dịch vụ kính mắt uy tín, có bác sĩ chuyên khoa mắt để đảm bảo chất lượng khám, tầm soát, phát hiện và điều trị bệnh.

Liên hệ Trung tâm Mắt, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng để được tư vấn: 02253.955.888

Leave a reply