Gắp thành công dị vật đường thở cho bệnh nhân bị sặc thức ăn

Ngày 20/04/2020, bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tiếp nhận bệnh nhân nam (66 tuổi) vì ho nhiều , đờm xanh và đau ngực trái. Tối 19/04/2020, bệnh nhân đang ăn thì ho sặc sụa và có nôn ra thức ăn.

Khi khám nghi ngờ bệnh nhân bị dị vật đường thở, bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có hình ảnh dị vật phế quản đáy phổi trái, nốt mờ đỉnh phổi hai bên nghi lao.

 

Ngày 21/04/2020, Ê kíp gồm có Ths.Bs. Nguyễn Đức Chí, KTV Hoàng Quang Bão… và e kíp gây mê qua mask thanh quản đã tiến hành nội soi phế quản gắp dị vật. Khi soi thấy nhiều mủ đặc trắng đục đùn ra từ phế quản đáy trái, tiến hành hút hết mủ thì phát hiện dị vật (nghi đầu tôm) lấp kín lòng phế quản. Bác sĩ đã sử dụng rọ gắp dị vật (Retrieval Basket) đưa xuống dưới phế quản đáy trái lấy được toàn bộ dị vật là nửa con tôm. Kiếm tra lại sau khi gắp dị vật thì không còn dị vật nữa, lòng phế quản nhiều mủ, niêm mạc sưng huyết.

Hình ảnh nội soi trước khi thấy dị vật bên trong phế quản

Hình ảnh khi phát hiện ra dị vật

Ca nội soi diễn ra thuận lợi và thành công trong niềm vui mừng của BN – gia đình và cả ê kíp thực hiện . Sau khi được theo dõi và chăm sóc tại phòng hậu phẫu của trung tâm nội soi, bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đỡ đau ngực, đỡ ho và đã được chuyển lên khoa Nội tổng hợp để chăm sóc và điều trị tiếp.

Hình ảnh dị vật được gắp ra ( Con tôm dài 4 cm)

Hình ảnh phế quản đáy phổi trái sau khi gắp dị vật

Khuyến cáo: khi bị sặc thức ăn, nếu có hội chứng xâm nhập như ho cơn, ho rũ rượi cần đến bệnh viện khám ngay để chẩn đoán xem có dị vật trong đường thở hay không. Nếu dị vật đường thở không được phát hiện sớm sẽ gây khó thở hoặc viêm phổi , áp xe phổi tái phát nhiều lần, thậm chí dị vật sẽ đâm sâu vào thành phế quản, không thể lấy dị vật qua đường nội soi phế quản mà phải phẫu thuật.

 

Leave a reply