Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần làm gì để khỏe hơn trong mùa lạnh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp, tỷ lệ tử vong xếp vào hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh tái phát có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh, do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút. Việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý này sẽ giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ suy giảm chất lượng cuộc sống và những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần làm gì để khỏe hơn trong mùa lạnh:

– Không tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào: Nếu người bệnh COPD nghiện thuốc lá, thuốc lào thì cần ngưng và cai thuốc. Ngay cả khi người bệnh sống ở môi trường trong gia đình, nơi làm việc có người hút thuốc cũng cần có giải pháp tránh hít phải khói thuốc.

– Cần luôn mang khẩu trang: Nhất là hiện nay khi thay đổi thời tiết, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm, rửa tay thường xuyên để tránh phát tán vi khuẩn, khi có dấu hiệu cảm cúm phải điều trị càng sớm càng tốt.

– Cần kiểm soát cân nặng của cơ thể: Nếu mắc COPD sẽ khiến cho phổi và tim phải làm việc nhiều hơn. Do đó, nếu tình trạng cơ thể thừa cân béo phì thì người bệnh cần giảm cân và kiểm soát cân nặng nhằm giảm tải cho tim phổi. Hằng ngày cần tập luyện (đi bộ, tập thở…), tuy nhiên, cần tập theo hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ để phù hợp với từng người bệnh.

– Cần có chế độ ăn hợp lý;

– Chú ý tiêm phòng: Với người mắc COPD cũng được khuyến cáo tiêm vaccin phòng cúm và phế cầu. Đây là biện pháp được khuyến khích ở người lớn tuổi để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là người có bệnh lý mạn tính ở phổi.

– Cần khám sức khỏe định kỳ: Cũng như các bệnh mạn tính khác người bệnh bệnh cần phải thường xuyên kiểm tra để xem xét các triệu chứng và can thiệp biện pháp điều trị khi cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng giúp phát hiện sớm và kiểm soát COPD giúp cho người bệnh sống khỏe hơn, hạn chế biến chứng.

Thăm khám, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng:

  • Đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ chuyên ngành hô hấp với nhiều năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên sâu về chẩn đoán, điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhân.
  • Hợp tác chuyên sâu, toàn diện với các chuyên gia đầu ngành trong nước, xúc tiến hợp tác với nước ngoài;
  • Trang thiết bị, hệ thống máy móc, phương tiện chẩn đoán hiện đại; đồng bộ
Leave a reply